Bạn đã thật sự trưởng thành chưa?

Trưởng thành là đã bước qua giai đoạn trẻ con ham ăn, ham ngủ, ham chơi. Thích gì làm nấy muốn gì là phải có cho bằng được hỏi gì cũng không biết.

Người trưởng thành thích dựa vào sức mình, chuyện gì làm được là không nhờ vả không thích ngồi không ăn bám, không chìa tay xin tiền yêu sách này nọ.

Người trưởng thành luôn ý thức phải đối mặt với thử thách, gặp khó khăn thì bình tĩnh tìm cách giải quyết chứ không có nhảy dựng lên rồi bỏ chạy.

Người trưởng thành phải biết mình đang làm gì, nói gì, việc đó có ảnh hưởng thế nào với bản thân gia đình hay đoàn thể chứ không làm đại, làm càng theo lời xúi giục dụ dẫn, hay chỉ vì có cơ hội tốt thì cứ nắm lấy mà không nghĩ đến hậu quả hay sự ảnh hưởng.

Người trưởng thành chịu trách nhiệm với những gì mình làm không đổ thừa cho kẻ khác hay hoàng cảnh khi đã làm là làm đến cùng mà không thể bỏ cuộc.

Người trưởng thành không dễ dàng để cho cơn giận hay những cảm xúc tiêu cực khống chế mỗi khi lỡ buông ra lời nói hay hành động gây tổn thương người khác tự biết xin lỗi hay điều chỉnh lại bản thân mình.

Người trưởng thành không Dễ tự ái tổn thương mỗi khi bị phê bình hay chỉ trích trái lại luôn mở lòng ra đón nhận những lời góp ý chân thành.

Người trưởng thành nói năng phải rõ ràng mực thước Chứ không có nghĩ gì nói nấy hay cao hứng lên là hứa hẹn đủ điều xong rồi quên sạch.

Người trưởng thành làm gì cũng phải có kế hoạch có bài bản có cân nhắc chứ không làm theo ngẫu hứng rồi đùng đẩy hết cho người khác.

Người trưởng thành biết quan tâm chia sẻ khó khăn cùng những người thân hay những người sống và làm việc chung với mình luôn luyện tập nới rộng trái tim để có thể bao dung với những yếu kém hay Lỡ Lầm của kẻ khác.

Người trưởng thành sống phải có lý tưởng phải hướng tới những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng và xã hội thay vì chỉ tích góp cho quyền lợi cá nhân hay bất kể đến những quyền lợi khó khăn và khổ đau của kẻ khác.

Dĩ nhiên một người mới bước qua giai đoạn trưởng thành thì khác với một người đã trưởng thành bóng dáng Trẻ con vẫn còn phản phức trong họ, nhưng nếu nhìn lại và quyết tâm đào Luyện thì sẽ sớm vượt qua. Các nhà tâm lý học Tây Phương cho hay, hiện nay xã hội phát sinh ra một hội chứng lạ mà không lạ đó là bệnh không chịu lớn, hầu hết là do từ nhỏ sống trong điều kiện quá sung túc muốn gì được nấy, được gia đình bảo bọc hết mọi thứ mà không phải động tới móng tay đối tượng này thường là con một hay con út trong gia đình nên chưa từng chịu trách nhiệm hay lo lắng gì cho ai.

Ngoài ra do ham học được gia đình khuyến khích lo học hành thôi nên tuy học rất giỏi nhưng kỹ năng ứng xử làm việc chung giải quyết khó khăn thì dường như bằng không. Bệnh không chịu lớn đa phần nằm ở các chàng trai nho Nhã hiền lành ngọt ngào và tốt bụng họ có công việc, con cái, lương cao nhưng lại nhút nhát không dám đưa ra các quyết định lớn và thường hành động theo cảm tính họ rất mau ưa thích công việc hay đối tượng nào đó rồi cũng mau chán rồi bỏ bê. Họ không phải người chịu thay đổi bản thân hay góp ý cho người khác. Ngay cả từ chối một việc nhỏ thì đối với họ cũng rất khó khăn mọi sắp xếp trong gia đình đều trông cậy vào mẹ hay vợ những người sẵn sàng chu tất cho họ. Nếu không rơi vào hội chứng này về liệt kê phẩm chất của một người trưởng thành hãy tự chấm Xem ta được bao nhiêu điểm.
 

(Trích trong cuốn sách: "Làm như chơi" tác giả: Minh Niệm)

 


THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH VLXD TÔN THÉP TÂN HỒNG  PHÚC

Địa chỉ: 1181 Đại lộ Bình Dương, KP 3A, P. Thới Hòa, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương

Hotline: 0274 625 6699 | 0947 9595 88

Email: tontheptanhongphuc@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/VLXDTanHongPhuc/

HOTLINE

Sửa

FANPAGE

Sửa
Sửa
TOP